Lịch sử Ninh Thuận

Ngày 20 tháng 5 năm 1901, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Phan Rang, tỉnh lị cũng là Phan Rang.

Năm 1913, tỉnh Phan Rang bị xóa bỏ, phần phía bắc nhập vào tỉnh Khánh Hòa, còn phần phía nam gọi là đại lý hành chính, thuộc tỉnh Bình Thuận.



Ngày 5 tháng 7 năm 1922, tỉnh Phan Rang, còn gọi là tỉnh Ninh Thuận, được tái lập. Tỉnh gồm phủ Ninh Thuận và huyện An Phước (nơi người Chăm cư trú), do một Công sứ Pháp cai trị. Dưới Công sứ còn có một Quản đạo.Năm 1958, tỉnh Ninh Thuận gồm có 3 quận (24 xã): Thanh Hải (quận lị Khánh Hải), An Phước (quận lị Hậu Phước), Bửu Sơn (quận lị An Sơn).

Ngày 6 tháng 4 năm 1960, thành lập quận Du Long, do tách một phần đất quận Bửu Sơn và một phần đất của quận Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Quận lị đặt tại Karom, xã Cam Ly.

Trước ngày 16 tháng 4 năm 1975, tỉnh Ninh Thuận gồm có 5 quận: Thanh Hải, An Phước, Bửu Sơn, Du Long và Sông Pha.




Sau những thất bại nặng nề từ đầu tháng 3-1975 đến nay tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu đã đưa lữ đoàn lính nhảy dù số 2, liên đoàn quân biệt động số 31 và thu thập số tàn quân của các đơn vị đã bị đánh tan tác ở vùng quân khu 1, huy động lực lượng không quân và hải quân tổ chức tuyến phòng ngự đặt dưới sự chỉ huy của bộ chỉ huy tiền phương quân đoàn 3 nguỵ ở tỉnh Ninh Thuận và thị xã Phan Rang, hòng cố thủ và ngăn chặn bước tiến mạnh mẽ của quân giải phóng.

Phối hợp chặt chẽ với quân và dân trên toàn miền Nam, thừa thắng, ngày 16-4, các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng Ninh Thuận đã từ nhiều hướng đánh thẳng vào hướng phòng ngự của địch ở khu vực thị xã Phan Rang, sở chỉ huy tiền phương quân đoàn 3, bộ tư lệnh sư đoàn không quân số 6, các bộ tư lệnh quân biệt động, lữ đoàn lính nhảy dù ngụy số 2 và những đơn vị vừa tập họp lại, trận địa pháo và các cụm xe tăng, xe bọc thép của địch.

Đồng bào thị xã Phan Rang đã nổi dậy phối hợp cùng quân giải phóng nhanh chóng đập tan bộ máy kìm kẹp của địch, giành quyền làm chủ.

Đúng 7 giờ sáng ngày 16-4-1975, thị xã Phan Rang đã hoàn toàn giải phóng.

Tiếp đó quân giải phóng đã nhanh chóng tiến công địch ở sân bay Thành Sơn (cách thị xã Phan Rang 12 km về phía Tây Bắc), tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn quân địch ở đây.

Đến 10 giờ sáng ngày 16-4-1975, quân giải phóng đã làm chủ sân bay Thành Sơn. Toàn bộ tỉnh Ninh Thuận đã được hoàn toàn giải phóng. Hơn 30 vạn đồng bào tỉnh Ninh Thuận và thị xã Phan Thiết đã giành quyền làm chủ. Hàng ngàn binh lính sĩ quan, cảnh sát, nhân viên nguỵ quyền nghe theo lời kêu gọi của cách mạng đã mang vũ khí trở về với nhân dân.
Sau 30 tháng 4 năm 1975, Ninh Thuận được sáp nhập với Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồng thành tỉnh Thuận Lâm.

Tháng 2 năm 1976, thực hiện chủ trương giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam, ba tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải. Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cũ có một thị xã (Phan Rang) và 3 huyện (Ninh Sơn, Ninh Hải, An Phước).

Từ 1977 đến 1981, địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ một thị xã và ba huyện hợp nhất thành hai huyện là huyện An Sơn với thị trấn huyện lỵ Tháp Chàm và huyện Ninh Hải (mới) với thị trấn huyện lỵ Phan Rang.


Từ 1981 lại quay lại các đơn vị hành chính cũ là 1 thị xã và 3 huyện.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Theo nghị quyết của Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 10, tỉnh Thuận Hải được chia tách thành hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận.

Ngày 1 tháng 4 năm 1992, tỉnh Ninh Thuận chính thức đi vào hoạt động. Khi đó, tỉnh Ninh Thuận có diện tích 3.530,4 km², dân số 406.732 người và gồm có 1 thị xã (Phan Rang) và 3 huyện (Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước).

Ngày 6 tháng 11 năm 2000, huyện Bác Ái được thành lập.

Ngày 1 tháng 10 năm 2005, huyện Thuận Bắc được thành lập.

Ngày 10 tháng 6 năm 2009, huyện Thuận Nam được thành lập.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét