Về chúng tôi

Những thay đổi về địa danh, địa giới hành chính của tỉnh Ninh Thuận từ ngày được giải phóng  
Những thay đổi về địa danh, địa giới hành chính của tỉnh Ninh Thuận từ ngày được giải phóng.
Trước ngày 16-4-1975, tỉnh Ninh Thuận gồm có 5 quận: Thanh Hải, An Phước, Bửu Sơn, Du Long và Sông Pha.
Sau 30-4-1975, Miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, Ninh Thuận được sáp nhập với Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồng thành tỉnh Thuận Lâm. Tháng 2-1976, thực hiện chủ trương giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở Miền Nam, Việt Nam, ba tỉnh Ninh Thuậnm Bình Thuận và Bình Tuy hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải. Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cũ có một thị xã (Phan Rang) và 3 huyện (Ninh Sơn, Ninh Hải, An Phước).
Trong thời gian là một bộ phận của tỉnh Thuận Hải trên địa bàn Ninh Thuận cũ có những thay đổi ở cấp huyện như sau:
  • Ngày 27-4-1977, từ một thị xã và ba huyện hợp nhất thành hai huyện là huyện An Sơn với thị trấn huyện lỵ Tháp Chàm và huyện Ninh Hải (mới) với thị trấn huyện lỵ Phan Rang (theo Quyết Định số 124/CP của Hội đồng Chính Phủ).
  • Đến ngày 1-9-1981 (theo Quyết định số 45/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng) hai huyện An Sơn và Ninh Hải được chia tách trở lại thành thị xã Phan Rang và ba huyện là Ninh Sơn, Ninh Hải và Ninh Phước.
  • Ngày 01-4-1981, tỉnh Ninh Thuận chính thức được tái lập và đi vào hoạt động (theo Nghị quyết của Hội đồng bộ trưởng) hai huyện An Sơn và Ninh Hải được chia tách lại thành thị xã Phan Rang và ba huyện là Ninh Sơn, Ninh Hải và Ninh Phước.
Ngày 1-4-1992, tỉnh Ninh Thuận chính thức được tái lập và đi vào hoạt động (theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 10, ngày 26-12-1991, tỉnh Thuận Hải được chia tách thành hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận). Tỉnh Ninh Thuận có bốn đơn vị hành chính là thị xã Phan Rang - Tháp Chàm và ba huyện Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước với diện tích tự nhiên là 3.530,4km2, dân số 406.732 người. Từ ngày tái lập đến nay trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã có những thay đổi về địa giới địa danh như sau:
  • Ngày 3-6-1993 thành lập thị trấn Phước Dân, thị trấn huyện lỵ huyện Ninh Phước, gồm toàn bộ xã Phước Dân và thôn Mỹ Nghiệp của xã Phước Hải (Theo Nghị định 33/CP của Chính phủ).
  • Ngày 28-5-1994, thành lập thị trấn Khánh Hải, thị trấn huyện lỵ huyện Ninh Hải, gồm bốn thôn Dư Khánh 1, Dư Khánh 2, Ninh Chữ và Cá Đú của xã Khánh Hải (theo Nghị định số 42/CP của Chính Phủ).
  • Ngày 29-8-1994, trên địa bàn huyện Ninh Sơn, xã Trà Co được tách thành hai xã mới là Phước Tân và Phước Tiến như trước đây; xã Phước Đại được chia thành hai xã Phước Đại và Phước Chính (theo Nghị định số 104/CP của Chính Phủ).
  • Ngày 14-8-1998, thành lập xã mới Phước Minh trên cơ sở điều chỉnh chỉ giới của xã Phước Nam và xã Phước Diêm, huyện Ninh Phước. (Theo Nghị định số 60/1998/NĐ-CP của Chính Phủ).
  • Ngày 30-8-2000, xã Tân Sơn (huyện Ninh Sơn) được điều chỉnh để thành lập thị trấn huyện lỵ Tân Sơn và xã Lương Sơn theo Nghị định số 42/2000/NĐ-CP của Chính Phủ).
  • Ngày 6-11-2000, huyện Bác Ái được tái thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính trên huyện Ninh Sơn, huyện Bác Ái có 9 xã, huyện Ninh Sơn còn 7 xã và một thị trấn (theo Nghị định số 65/2000/NĐ-CP của Chính phủ).
  • Ngày 25-12-2001, thị xã Phan Rang - Tháp Chàm thành lập thêm 3 phường mới và điều chỉnh địa giới hành chính của các Phường Bảo An, Phước Mỹ, Phủ Hà, Kinh Dinh, Thanh Sơn và Tấn Tài. Ba phường mới được thành lập là phường Đông Hải (xã Đông Hải cũ), Phường Mỹ Đông (một phần của xã Mỹ Hải) và phường Đài Sơn (một phần địa giới của phường Thanh Sơn và một phần xã Thành Hải (theo Nghị định số 99/2001/NĐ-CP của Chính Phủ).
  • Ngày 01/10/2005, huyện Thuận Bắc được tái lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Ninh Hải: có 6 đơn vị hành chính trực thuộc là: Lợi Hải, Công Hải, Phước Chiến, Phước Kháng, Bắc Sơn và Bắc Phong.


Theo nhà sử học Dương Trung Quốc viết trong cuốn "Việt Nam những sự kiện lịch sử", ngày 20 tháng 5 năm 1901, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Phan Rang (tiền thân của tỉnh Ninh Thuận ngày nay). Địa bàn tỉnh Phan Rang bao gồm: Phủ Ninh Thuận (hay còn gọi là Đạo Ninh Thuận, huyện Anh Phước, huyện Tân Khai, đều được tách ra từ tỉnh Khánh Hòa. Đặt Đà Lạt là đại lý hành chính của tỉnh Phan Rang.
Về tỉnh Phan Rang còn có một số Nghị Định của Toàn Quyền như sau:
  • Nghị định ngày 9-2-1913: xoá bỏ tỉnh Phan Rang: phần phía Bắc tỉnh Phan Rang sát nhập trở lại tỉnh Khánh Hòa; phần phía Nam sát nhập vào tỉnh Bình Thuận, đặt một địa lý hành chính tại Phan Rang và cho lệ thuộc tỉnh Bình Thuận.
  • Nghị định ngày 10-5-1914: phân chia địa lý Phan Rang thành hai khu vực: khu vực cho đồng bào thiểu số cư trú (tức hyện Tân Khai) vẫn để trực thuuộc tỉnh Bình Thuận, khu vực người Việt và người Chăm cư trú sát nhập vào tỉnh Khánh Hoà.
  • Nghị định ngày 5-7-1922: tách khu vực người Việt và người Chăm cư trú (theo Nghị Định ngày 10-5-1914) ra khỏi tỉnh Khánh Hòa để thành lập lại tỉnh Phan Rang; địa bàn tỉnh Phan Rang bao gồm: Phủ Ninh Thuận và một số huyện người Chăm cư trú (tức huyện An Phước). Tỉnh Phan Rang còn có tên gọi là tỉnh Ninh Thuận, do một Công sứ Pháp cai trị, bên cạnh đó còn có một quản đạo người Việt. 

Những thay đổi về địa danh, địa giới hành chính của tỉnh Ninh Thuận từ ngày được giải phóng.
Trước ngày 16-4-1975, tỉnh Ninh Thuận gồm có 5 quận: Thanh Hải, An Phước, Bửu Sơn, Du Long và Sông Pha.
Sau 30-4-1975, Miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, Ninh Thuận được sáp nhập với Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồng thành tỉnh Thuận Lâm. Tháng 2-1976, thực hiện chủ trương giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở Miền Nam, Việt Nam, ba tỉnh Ninh Thuậnm Bình Thuận và Bình Tuy hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải. Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cũ có một thị xã (Phan Rang) và 3 huyện (Ninh Sơn, Ninh Hải, An Phước).
Trong thời gian là một bộ phận của tỉnh Thuận Hải trên địa bàn Ninh Thuận cũ có những thay đổi ở cấp huyện như sau:
  • Ngày 27-4-1977, từ một thị xã và ba huyện hợp nhất thành hai huyện là huyện An Sơn với thị trấn huyện lỵ Tháp Chàm và huyện Ninh Hải (mới) với thị trấn huyện lỵ Phan Rang (theo Quyết Định số 124/CP của Hội đồng Chính Phủ).
  • Đến ngày 1-9-1981 (theo Quyết định số 45/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng) hai huyện An Sơn và Ninh Hải được chia tách trở lại thành thị xã Phan Rang và ba huyện là Ninh Sơn, Ninh Hải và Ninh Phước.
  • Ngày 01-4-1981, tỉnh Ninh Thuận chính thức được tái lập và đi vào hoạt động (theo Nghị quyết của Hội đồng bộ trưởng) hai huyện An Sơn và Ninh Hải được chia tách lại thành thị xã Phan Rang và ba huyện là Ninh Sơn, Ninh Hải và Ninh Phước.
Ngày 1-4-1992, tỉnh Ninh Thuận chính thức được tái lập và đi vào hoạt động (theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 10, ngày 26-12-1991, tỉnh Thuận Hải được chia tách thành hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận). Tỉnh Ninh Thuận có bốn đơn vị hành chính là thị xã Phan Rang - Tháp Chàm và ba huyện Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước với diện tích tự nhiên là 3.530,4km2, dân số 406.732 người. Từ ngày tái lập đến nay trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã có những thay đổi về địa giới địa danh như sau:
  • Ngày 3-6-1993 thành lập thị trấn Phước Dân, thị trấn huyện lỵ huyện Ninh Phước, gồm toàn bộ xã Phước Dân và thôn Mỹ Nghiệp của xã Phước Hải (Theo Nghị định 33/CP của Chính phủ).
  • Ngày 28-5-1994, thành lập thị trấn Khánh Hải, thị trấn huyện lỵ huyện Ninh Hải, gồm bốn thôn Dư Khánh 1, Dư Khánh 2, Ninh Chữ và Cá Đú của xã Khánh Hải (theo Nghị định số 42/CP của Chính Phủ).
  • Ngày 29-8-1994, trên địa bàn huyện Ninh Sơn, xã Trà Co được tách thành hai xã mới là Phước Tân và Phước Tiến như trước đây; xã Phước Đại được chia thành hai xã Phước Đại và Phước Chính (theo Nghị định số 104/CP của Chính Phủ).
  • Ngày 14-8-1998, thành lập xã mới Phước Minh trên cơ sở điều chỉnh chỉ giới của xã Phước Nam và xã Phước Diêm, huyện Ninh Phước. (Theo Nghị định số 60/1998/NĐ-CP của Chính Phủ).
  • Ngày 30-8-2000, xã Tân Sơn (huyện Ninh Sơn) được điều chỉnh để thành lập thị trấn huyện lỵ Tân Sơn và xã Lương Sơn theo Nghị định số 42/2000/NĐ-CP của Chính Phủ).
  • Ngày 6-11-2000, huyện Bác Ái được tái thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính trên huyện Ninh Sơn, huyện Bác Ái có 9 xã, huyện Ninh Sơn còn 7 xã và một thị trấn (theo Nghị định số 65/2000/NĐ-CP của Chính phủ).
  • Ngày 25-12-2001, thị xã Phan Rang - Tháp Chàm thành lập thêm 3 phường mới và điều chỉnh địa giới hành chính của các Phường Bảo An, Phước Mỹ, Phủ Hà, Kinh Dinh, Thanh Sơn và Tấn Tài. Ba phường mới được thành lập là phường Đông Hải (xã Đông Hải cũ), Phường Mỹ Đông (một phần của xã Mỹ Hải) và phường Đài Sơn (một phần địa giới của phường Thanh Sơn và một phần xã Thành Hải (theo Nghị định số 99/2001/NĐ-CP của Chính Phủ).
  • Ngày 01/10/2005, huyện Thuận Bắc được tái lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Ninh Hải: có 6 đơn vị hành chính trực thuộc là: Lợi Hải, Công Hải, Phước Chiến, Phước Kháng, Bắc Sơn và Bắc Phong.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét